I. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ

Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, được thành lập theo Quyết định số 5194/QĐ - BGD&ĐT ngày 19/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở trường Trung học Điện tử - Điện lạnh Hà Nội. Trường là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội; chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. 

 

II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA TRƯỜNG

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển Nhà trường dài hạn, ngắn hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện;

- Tổ chức đào tạo đối với các trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp theo quy định.

- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh và quản lý người học.

- Công bố công khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để bảo đảm chất lượng dạy và học; mức học phí và miễn, giảm học phí; kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo.

- Tổ chức giảng dạy, học tập theo mục tiêu, chương trình đào tạo; cấp bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người học; tổ chức cho người học học tập, thực hành và thực tập tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với doanh nghiệp.

- Được sử dụng chương trình đào tạo của nước ngoài đã được tổ chức giáo dục, đào tạo nước ngoài hoặc quốc tế có uy tín công nhận về chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo quy định của pháp luật.

- Liên kết hoạt động đào tạo trong nước; liên kết hoạt động đào tạo với nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.

- Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động của Trường đảm bảo đủ về số lượng, phù hợp với ngành, nghề, quy mô, và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật; tổ chức cho nhà giáo thực tập sản xuất tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng nghề; tổ chức cho nhà giáo, viên chức, người lao động và người học tham gia các hoạt động xã hội.

- Thực hiện kiểm định và bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định.

- Tư vấn đào tạo, tư vấn việc làm miễn phí cho người học.

- Được thành lập doanh nghiệp, được tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình đào tạo khi tổ chức đào tạo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Nghiên cứu khoa học để phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Có cơ chế để người học, nhà giáo và xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo nghề nghiệp.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên theo quy định;

- Tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, phê duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình đào tạo đối với từng ngành, nghề được phép đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển sinh theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Tổ chức các hoạt động đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và in phôi văn bằng, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động tài chính; có cơ chế để người học tham gia đánh giá hoạt động đào tạo, giảng viên tham gia đánh giá cán bộ quản lý, viên chức và người lao động. 

- Quyết định thành lập các tổ chức trực thuộc Trường theo cơ cấu tổ chức được phê duyệt; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ từ cấp trưởng phòng, khoa và tương đương trở xuống theo quy định;

- Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động đào tạo về lập kế hoạch đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học nhằm tạo điều kiện cho người học được học tập, thực hành và thực tập tại doanh nghiệp;

- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm và thị trường lao động;

- Sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất kinh doanh và dịch vụ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các hoạt động đào tạo và bổ sung nguồn tài chính của Trường theo quy định của pháp luật;

- Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo hợp đồng đặt hàng; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp với chính quyền địa phương giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội nơi Nhà trường đặt trụ sở hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo;

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

 

2. Quyền tự chủ của Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội

Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (trong khuôn khổ pháp luật, Điều lệ trường Cao đẳng và Quy chế này) về: quy hoạch, kế hoạch phát triển Nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo, khoa học công nghệ, tài chính, tài sản, quan hệ quốc tế, cơ cấu tổ chức và nhân sự.

Cụ thể:

1. Quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của Nhà trường;

2. Quyết định thành lập bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển nhà trường;

3. Thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật; quyết định mức thu giá dịch vụ đào tạo tương ứng với điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đối với chương trình đào tạo chất lượng cao và các quy định về tự chủ tài chính đối với trường cao đẳng;

4. Tuyển sinh và quản lý người học; phát triển chương trình đào tạo; tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình giảng dạy phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

5. Tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ hợp tác quốc tế theo chiến lược và kế hoạch phát triển của Nhà trường; bảo đảm chất lượng đào tạo của Nhà trường; lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp để đăng ký kiểm định;

6. Ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của Trường; quy định chức năng nhiệm vụ của các tổ chức trực thuộc Trường.

 

III. CÁC NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG

Đào tạo Cao đẳng nghề các nghề: 

Điện công nghiệp

+ Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

Điện tử công nghiệp

Tự động hóa công nghiệp

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông

Công nghệ thông tin

+ Quản trị mạng máy tính

 

 

Đào tạo Trung cấp nghề các nghề: 

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

Công nghệ thông tin

+ Thiết kế đồ họa

+ Thiết kế trang web

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

Điện công nghiệp

 

- Tuyển sinh Lớp 10 (Học song song 2 chương trình THPT và Trung cấp): 

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

Công nghệ thông tin

+ Thiết kế đồ họa

+ Thiết kế trang web

Điện công nghiệp

 

Đào tạo Sơ cấp nghề các nghề: 

Hàn

Điện lạnh

Điện tử dân dụng

Điện dân dụng

+ Điện công nghiệp

+ Công nghệ ô tô

+ Lắp đặt điện nước

 

- Đào tạo lại, bồi dưỡng sơ cấp nghề cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật theo yêu cầu của các cơ quan, xí nghiệp trong và ngoài ngành.
- Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học kết hợp lao động sản xuất để khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tế sản xuất theo quy định  của pháp luật.
- Thực hiện các quan hệ hợp tác, liên thông, liên kết đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu triển khai công nghệ với các tổ chức, cá nhân để thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo.
- Quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả tiềm năng về đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn được Nhà nước giao. Giữ vững đời sống, đảm bảo giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội trong Nhà trường và địa phương nơi Trường đóng.
- Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong đội ngũ cán bộ giảng viên của trường.
- Quản lý cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới.
- Tuyển sinh và quản lý người học.
- Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục.
- Tổ chức cho cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội.
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
- Hợp tác quốc tế trong quá trình đào tạo.