Tin mới nhất
Danh sách bài viết theo chuyên mục
 

Sáng 6/9, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với Đại sứ quán Australia tổ chức Hội thảo với chủ đề "Lợi ích các bên khi tham gia hoạt động Giáo dục nghề nghiệp"

 

 

Phối hợp tạo nghề gắn kết giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp - Ảnh 1

TS. Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phát biểu tại Hội thảo

 

        Theo ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN, tăng cường hợp tác quốc tế để đổi mới chất lượng giáo dục nghề nghiệp là một trong những giải pháp trong Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp nhất là trong đào tạo nhân lực chất lượng cao luôn được Chính phủ Việt Nam quan tâm. Trong những năm qua, giáo dục nghề nghiệp đã có sự phát triển đáng kể, từng bước khắc phục được những khó khăn yếu kém trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, tiếp tục hướng tới trình độ phát triển trong khu vực và thế giới.

Để phát triển đồng bộ, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng các Đề án, dự án, như: trình Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Đề án đưa ra mục tiêu đến năm 2020 và 2030 Việt Nam phải có một số lĩnh vực, một số ngành nghề tiếp cận được với chuẩn của các nước trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng đã xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, như: đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước; đổi mới cơ chế tài chính; trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường; gắn kết đào tạo với doanh nghiệp; hoạch định lại mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp... 

 

Phối hợp tạo nghề gắn kết giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp - Ảnh 2Ông Stephen Marks, Chủ tịch Hội đồng Viện Chisholm phát biểu tại Hội thảo 

 

Các đại biểu đã thảo luận về các giải pháp để cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể phối hợp với doanh nghiệp đào tạo học viên có khả năng làm việc ngay sau khi tốt nghiệp; những yếu tố quyết định cho hợp tác thành công để đáp ứng nhu cầu đối với lao động có tay nghề của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai; biện pháp để thay đổi tư duy của doanh nghiệp trong việc tham gia đầu tư vào giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, các chuyên gia phía Austraylia cũng trình bày về kinh nghiệm hợp tác ba bên: nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Austraylia là một trong các đối tác chiến lược của Việt Nam trong giáo dục nghề nghiệp.

Được sự đồng ý của hai Chính phủ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã phối hợp với Học viện Chisholm chuyển giao 12 bộ chương trình, giáo trình đạt tiêu chuẩn Austraylia. Hệ thống chuyển giao này đang được áp dụng đào tạo thí điểm tại 25 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam. Đến nay, công tác chuyển giao 12 bộ chương trình và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề đã hoàn tất, học viện Chisholm đang cùng phối hợp hợp tác với Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai chương trình đào tạo thí điểm 12 nghề tại 41 lớp/25 trường cao đẳng nghề tại Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2019. Cụ thể, các cơ sở này sẽ đào tạo, cấp chứng chỉ giáo viên theo tiêu chuẩn Austraylia. Sinh viên ra trường sẽ được đánh giá, cấp bằng theo tiêu chuẩn của Học viện Chisholm. Hiện đã có tổng số 318 giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ để giảng dạy theo quy định của Úc, trong đó có 193 giáo viên đã được Học viện Chisholm kiểm định, đánh giá và đã hoàn thiện đầy đủ hồ sơ năng lực để tham gia giảng dạy các lớp đào tạo thí điểm theo quy định của Học viện Chisholm. Về cơ bản, các trường đã đáp ứng đủ số lượng giáo viên giảng dạy chuyên môn cho đào tạo thí điểm. đến nay đã có 769 sinh viên trên tổng số 888 sinh viên của 41 lớp theo kế hoạch đã kết thúc học kỳ 1. Kết quả học kỳ 1, 100% sinh viên đạt yêu cầu, trong đó tỷ lệ khá giỏi chiếm hơn 70%. Kết quả đánh giá của học kỳ 1 đã được cập nhật trên websibe quản lý học sinh, sinh viên của học viện Chisholm.

 

Phối hợp tạo nghề gắn kết giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp - Ảnh 3Quang cảnh hội thảo

 

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng,  sự gắn kết giữa nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, hội nghề nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, mang lại lợi ích cho các bên. Doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng tốt, các nhà trường được sự hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà nước sẽ có nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam...Ông Stephen Marks, Chủ tịch Hội đồng Viện Chisholm cho rằng Phối hợp với doanh nghiệp đào tạo học viên nâng cao khả năng làm việc sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

 

 

 

 

 

PHƯƠNG MINH/ Baodansinh.vn

Nguồn; gdnn.gov.vn


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Các thông tin khác: