Tin mới nhất
 

Ảnh minh họa/internet

Ảnh minh họa/ Internet

 

GD&TĐ - TS Phan Chính Thức - Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Công tác xã hội, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) – cho rằng: Trao quyền tự chủ, thực hiện trách nhiệm giải trình và áp dụng cách thức quản trị của doanh nghiệp quyết định sự tồn tại và thương hiệu của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trong thời gian tới.

 

Hiện nay, trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội đang tuyển sinh hệ Trung cấp năm 2019 (học song song chương trình THPT và Trung cấp) theo thông báo sau:

http://dtdl.edu.vn/tuyen-sinh/-/content/138/thong-bao-tuyen-sinh-he-trung-cap-nam-2019.html


Nhà trường nhận đăng kí tuyển sinh trực tuyến theo đường link:
http://dtdl.edu.vn/tuyen-sinh/tuyen-sinh-nam-2019/dang-ky-tuyen-sinh-truc-tuyen-2019

 

 

Phát biểu tại hội thảo "Sắp xếp mạng lưới giáo dục đào tạo trong bối cảnh tự chủ giáo dục và Hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong các thập niên đầu của thế kỷ 21" do Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cùng 8 cơ quan phối hợp tổ chức sáng nây (12/6), TS Phan Chính Thức cho rằng, phát triển GDNN và nâng cao chất lượng đào tạo phải song hành với việc trao quyền tự chủ đầy đủ cho các cơ sở GDNN.

Tuy nhiên"tự chủ và tự do đương nhiên vẫn nằm trong giới hạn và trách nhiệm nhất định"; đồng thời thực hiện trách nhiệm giải trình trong nội bộ (công khai trước các đơn vị, các thành viên) và đối với bên ngoài (nhà nước, cộng đồng, xã hội).

TS Phan Chính Thức nhấn mạnh: Yếu tố quan trọng nhất của tự chủ phải đảm bảo tính "bất biến" về chất lượng đào tạo và chất lượng dịch vụ. Mô hình tự chủ phải gắn với trách nhiệm giải trình theo hướng đảm bảo chất lượng; sử dụng kiểm định chất lượng và đánh giá như là công cụ quản lý của nhà nước để kiểm soát chất lượng đào tạo, dịch vụ và là căn cứ để giao quyền tự chủ cho cơ sở GDNN.

Thông qua bảo đảm chất lượng, quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDNN cũng được nâng cao. Tuy nhiên, khi được giao quyền tự chủ, một số cơ sở GDNN có thể lạm dụng, tùy tiện mở rộng quy mô đào tạo mà không quan tâm đến chất lượng. Nếu sản phẩm trong sản xuất có khuyết tật thì loại bỏ, nhưng sản phẩm của GDNN là con người khó có thể loại bỏ và sẽ gây hậu quả rất lâu dài.

Giao quyền tự chủ cho cơ sở GDNN không có nghĩa là nhà nước "buông" đầu tư, cắt kinh phí mà trái lại cần quan tâm đầu tư mạnh hơn để các cơ sở GDNN (nhất là các cơ sở đào tạo nhân lực chất lượng cao) tự chủ tốt hơn và giám sát chặt chẽ hơn để đảm bảo chất lượng đào tạo. "Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo…..; chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Từng bước bảo đảm đủ kinh phí hoạt động chuyên môn cho các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập.."- TS Phan Chính Thức dẫn Nghị quyết Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Cũng theo TS Phan Chính Thức, các cơ sở GDNN tiến hành rà soát, loại bỏ, sửa đổi và bổ sung cơ chế, chính sách và các chế định không phù hợp, giảm thiểu tối đa các rào cản về thủ tục hành chính trong hoạt động đào tạo và dịch vụ. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện tự chủ đáp ứng nhu cầu học nghề, khởi nghiệp và tạo việc làm, việc làm bền vững cho người lao động.

 

"Cùng với đó, đổi mới cách thức quản lý và quản trị: Với cơ quan quản lý nhà nước chuyển vai trò kiểm soát sang giám sát, với các cơ sở GDNN chuyển sang áp dụng phương thức quản trị của doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo và dịch vụ. Trước hết giao quyền tự chủ cho các cơ sở GDNN chất lượng cao. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo mang tính chuyên nghiệp là điều kiện bảo đảm tự chủ thành công và hiệu quả của các cơ sở GDNN."

 

Nguồn: Hải Bình

https://giaoducthoidai.vn


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Các thông tin khác: