Tin mới nhất
 

Học nghề Điện lạnh không lo thất nghiệp


Nhiều học sinh, sinh viên trường Cao đẳng (CĐ) Điện tử - Điện lạnh Hà Nội sau khi học hết năm thứ nhất đã đi làm thêm để có cơ hội trang bị kỹ năng tay nghề, giao tiếp với khách hàng và thu nhập phục vụ cuộc sống.

 

 

Năm 2020, trường CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà Nội nhận đăng kí Tuyển sinh trực tuyến tại: bit.ly/dangki_TS_online

 

 

 

Thầy Nguyễn Đức Tú đang hướng dẫn sinh viên ngành Điện lạnh thực hành tại trường.

 

Thầy Nguyễn Đức Tú - giảng viên Khoa Công nghệ nhiệt lạnh, trường CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà Nội chia sẻ, lĩnh vực điện lạnh không chỉ gói gọn trong những máy điều hòa mà còn là hệ thống bảo quản sản phẩm thực phẩm lạnh cấp đông, hóa chất, dược phẩm… trong các nhà máy, khu công nghiệp. Hơn nữa, hiện nay, cùng với các công nghệ hiện đại, một số môi chất mới ra đời dẫn đến toàn bộ hệ thống cũ bị thay thế đồng nghĩa với nhu cầu nguồn nhân lực điện lạnh ngày càng lớn. Nắm bắt được xu thế này, nhiều trường đại học (ĐH) và CĐ đang rất chú trọng trong tuyển sinh ngành/nghề Điện lạnh. Thực tế tại trường CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà Nội có nhiều sinh viên học hết năm thứ nhất trình độ trung cấp, CĐ đã ra ngoài đi làm thêm một buổi mỗi ngày. Dương Quốc Hưng - sinh viên ngành Điện lạnh, hệ CĐ của trường cho biết: "Em đã tốt nghiệp ngành Trắc địa của trường ĐH Mỏ - Địa chất nhưng không tìm được việc. Do đam mê ngành Điện lạnh nên em đã xin phép bố mẹ cho đi học thêm. Từ năm học thứ hai em đã bắt đầu đi lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa trong nhà dân để lấy kinh nghiệm. Em dự định, sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại một công ty thiết kế xây dựng mảng liên quan đến Điện lạnh".
Hiện nay, tại trường CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà Nội đang đào tạo ngành Điện lạnh trình độ sơ cấp, trung cấp, CĐ và liên thông ĐH. Với mô hình đào tạo gắn kết với nhu cầu phát triển của xã hội và liên kết với DN, sau khi học xong khóa sơ cấp Điện lạnh 3 tháng, người học hoàn toàn có thể làm được các công việc ban đầu của nghề như lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng máy điều hòa và tủ lạnh dân dụng. Đối với trình độ trung cấp (1,5 - 2 năm), người học được trang bị khối kiến thức cơ bản và chuyên ngành cộng với những kỹ năng nghề để đảm nhiệm được vị trí nhân viên kỹ thuật phụ trách hệ thống điều hòa trung tâm, hệ thống công nghiệp… Với những người theo học nghề Điện lạnh trình độ CĐ (2,5 năm) sẽ được trang bị khối kiến thức tốt hơn, ngoài thực hiện những công việc trên thì có thể đảm đương công việc thi công lắp đặt các hệ thống điều hòa, hệ thống lạnh; bóc tách khối lượng công việc ở bản vẽ… Những người này có thể làm nhân viên marketing, bán hàng máy lạnh, điều hòa không khí, bởi đã được trang bị khối kiến thức Điện lạnh sẽ rất thuận lợi trong việc tư vấn cho khách. 
Trao đổi về việc học sinh, sinh viên đi làm thêm sớm có ảnh hưởng đến việc học ở trường, thầy Đức Tú cho biết: Chúng tôi luôn khuyến khích và giới thiệu cho học sinh, sinh viên đi làm những việc phù hợp với kỹ năng và nghề học. Tuy nhiên, người học chỉ đi làm thêm sau khi đã được trang bị những kiến thức cơ bản để đảm bảo an toàn lao động cũng như hiểu đúng về nghề. Và, để có thu nhập tốt khi làm việc trong lĩnh vực Điện lạnh, ngoài việc được trang bị kiến thức, kỹ năng thì phải có đam mê, sức khỏe và khả năng giao tiếp tốt để tạo ra những mối quan hệ đưa công việc đến cho mình. 
OANH TRẦN
Nguồn: http://kinhtedothi.vn


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Các thông tin khác: