Tin mới nhất
 

Người lao động đang bước vào “Cuộc cách mạng kỹ năng”


Hiện nay, trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội đang tuyển sinh hệ Trung cấp năm 2019 (học song song chương trình THPT và Trung cấp) theo thông báo sau:
http://dtdl.edu.vn/tuyen-sinh/-/content/138/thong-bao-tuyen-sinh-he-trung-cap-nam-2019.html


Nhà trường nhận đăng kí tuyển sinh trực tuyến theo đường link:
http://dtdl.edu.vn/tuyen-sinh/tuyen-sinh-nam-2019/dang-ky-tuyen-sinh-truc-tuyen-2019

 

 

Ảnh: Nguồn Internet

 

Để chuẩn bị cho Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, người lao động (NLĐ) cần có khả năng học hỏi, khả năng tiếp thu kỹ năng mới cũng như thích nghi với môi trường làm việc mới. Theo các chuyên gia về nhân sự, việc trang bị kỹ năng mới cho NLĐ, không chỉ là trách nhiệm của chính NLĐ mà còn là của doanh nghiệp (DN), các cơ sở đào tạo.

Kỹ năng nhóm ngành nghề thay đổi ra sao?

 

Anh Duy Thái (Trưởng phòng Kinh doanh, làm việc tại quận 1, TPHCM) vừa tổ chức cho nhóm của mình đi Team Building (Xây dựng đội ngũ) ở nước ngoài. Sau chuyến đi, năng suất làm việc của phòng anh được tăng lên rõ rệt. Thế nhưng, để có ngân sách cho chuyến đi đó, anh phải đấu tranh với bộ phận kế toán vì từ trước tới nay công ty không có ngân sách cho những việc tương tự. Anh Thái cho rằng, chuyến đi chính là động lực để nhân viên làm việc tốt hơn, giữ chân được nhân tài, khơi gợi sáng tạo, mang lại lợi nhuận cao hơn và hiệu quả thấy rõ sau đó.

 

Theo chuyên gia, có 6 ngành sẽ chịu tác động lớn nhất trong vòng 2 năm tới bao gồm: Hành chính văn phòng, tài chính kế toán, quản lý nhân sự, công nghệ thông tin, sản xuất và nhân viên tuyến trên. Kỹ năng yêu cầu trong các ngành này đã thay đổi nhiều so với trước đây.

 

Bộ ba trách nhiệm

 

Bà Ngô Thị Ngọc Lan, Giám đốc khu vực phía Bắc của Navigos Search, thuộc tập đoàn Navigos Group, cho rằng: Ở cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, NLĐ sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tuy nhiên, để chuẩn bị cho việc này, trách nhiệm này không chỉ thuộc riêng về phía NLĐ mà phải đến từ nhiều phía bao gồm cả DN và các cơ sở đào tạo.

 

Theo bà Ngọc Lan, đối với DN, trước khi áp dụng chuyển đổi sang "thời đại 4.0" cần phối hợp với bộ phận nhân sự để dự đoán cũng như có kế hoạch tái cấu trúc hợp lý nguồn nhân lực. Bộ phận lao động phổ thông rất tiềm năng nếu phát triển họ theo hướng vận hành, giám sát máy móc. Đối với những cá nhân có khả năng quan sát tốt, có sáng kiến đóng góp để phát triển dây chuyền sản xuất thì có thể đào tạo họ lên vị trí giám sát dây chuyền hoặc chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, thường xuyên có những khóa đào tạo cho nhân viên về những kỹ năng và kiến thức mới trong thời đại số hóa, tự động hóa. Đối với các cơ sở giáo dục thì cần thiết có sự liên kết chặt chẽ với DN để nắm bắt xu hướng và yêu cầu tuyển dụng trong thời đại 4.0 để từ đó thay đổi chương trình đào tạo kịp thời để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

 

Phía NLĐ cũng cần có sự chủ động học hỏi hơn về những kỹ năng số hóa, tự động hóa, những kỹ năng mới… "Theo tôi, việc tự học trên những nền tảng trực tuyến như e-learning hiện nay là hình thức rất phổ biến và hiệu quả bởi vì có tính linh hoạt về thời gian, không gian và chủ động về nội dung học" - bà Ngọc Lan chia sẻ.

 

 

Giúp thị trường lao động luôn sẵn sàng có những kỹ năng cao hơn

 

Theo bà Bà Valentina Barcucci - chuyên gia kinh tế lao động, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam - cách mạng công nghiệp 4.0 là một gói công nghệ rất tiên tiến đang bắt đầu được áp dụng trong nhà máy.

Một động lực chính của thay đổi là hội nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Nền kinh tế Việt Nam đang tích cực hội nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu và tiếp tục đa dạng hóa do kết quả của hội nhập trong 20 năm qua. Những thay đổi này mang đến những cơ hội như tiếp cận với thị trường lớn hơn, tiềm năng tăng năng suất nhưng cũng kèm theo những thách thức.

Chúng ta phải làm gì? Có một giải pháp hai mặt để giải quyết vấn đề này. Một là giúp thị trường lao động luôn sẵn có những kỹ năng cao hơn và "tốt hơn". Điều này có nghĩa là cần đầu tư vào một nền giáo dục có chất lượng cao hơn và phù hợp hơn, khuyến khích mọi người kéo dài sự nghiệp học hành để có thể lên đến cấp bậc đại học.

Mặt khác là tạo ra các cơ hội, việc làm trên thị trường lao động để phù hợp với những kỹ năng cao hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc khuyến khích cải tiến, đầu tư nước ngoài nhưng cũng phải đảm bảo rằng ở cấp doanh nghiệp, có sẵn các công việc yêu cầu kỹ năng cao hơn dành cho người lao động Việt Nam. 

LÊ TUYẾT thực hiện

 

 

 

Nguồn: https://laodong.vn


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Các thông tin khác: