Tin mới nhất
 

Singapore là đối tác ưu tiên trong đào tạo nghề kỹ thuật cao


Hiện nay, trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội đang tuyển sinh hệ Trung cấp năm 2019 (học song song chương trình THPT và Trung cấp) theo thông báo sau:
http://dtdl.edu.vn/tuyen-sinh/-/content/138/thong-bao-tuyen-sinh-he-trung-cap-nam-2019.html


Nhà trường nhận đăng kí tuyển sinh trực tuyến theo đường link:
http://dtdl.edu.vn/tuyen-sinh/tuyen-sinh-nam-2019/dang-ky-tuyen-sinh-truc-tuyen-2019

 

 

Ông Trương Anh Dũng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội) kỳ vọng, thông qua hợp tác với đối tác Singapore, lao động kỹ thuật của Việt Nam sẽ đạt tiêu chuẩn quốc tế.

 

.

Ông Trương Anh Dũng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

(Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội).

 

Trong chuyến tháp tùng Thủ tướng Chính phủ thăm chính thức Singapore tháng 4/2018, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề nghị Viện Giáo dục kỹ thuật ITE (Singapore) hợp tác với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng. Quá trình hợp tác này đã được thực hiện đến đâu, thưa ông?

 

Đào tạo nhân lực có tay nghề, kỹ năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đang được Đảng, Nhà nước đặt làm ưu tiên hàng đầu. Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đặt mục tiêu tới năm 2020, nhân lực qua đào tạo nghề chiếm 85 - 88% tổng lực lượng lao động qua đào tạo.

Tuy nhiên, gần đây, báo cáo dịch chuyển lao động qua đào tạo của Văn phòng Trung ương Đảng thẳng thắn chỉ ra, việc thiếu hụt trầm trọng lao động kỹ thuật trực tiếp và tình trạng thừa thầy, thiếu thợ hiện nay là thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt trong tương lai.

Trong khi đó, các đối tác quốc tế, các chuyên gia, tổ chức quốc tế cũng khuyến cáo Việt Nam phải tập trung vào giáo dục kỹ năng nghề để chuẩn bị nhân lực cho sự chuyển đổi, cải thiện năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh. Thậm chí, đây sẽ là nhân tố giúp Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình.

Để đạt được chất lượng và hiệu quả trong giáo dục nghề, chúng ta đã định hướng tiếp cận giáo dục nghề nghiệp các nước phát triển. Nhóm thứ nhất là ASEAN 4 (gồm Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia). Nhóm thứ 2 là các nước G20.

Trong ASEAN, Singapore hiện đứng ở vị trí số 1. Do đó, tiếp cận ASEAN 4 thực chất là tiếp cận nền giáo dục của quốc gia có vị trí đứng đầu.

 

Ông có thể cho biết lý do lựa chọn Singapore là đối tác ưu tiên trong đào tạo nghề kỹ thuật cao?

 

Với quan điểm coi trọng phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, Chính phủ Singapore đặt tỷ lệ tối đa 25% học sinh phổ thông vào đại học, còn lại là học nghề hoặc tham gia thị trường lao động. Chỉ khoảng 10% học sinh Singapore sau tốt nghiệp tham gia thị trường lao động, còn lại vào các trường nghề.

Chính phủ Singapore hiện có 3 chương trình lớn.

Thứ nhất, tôn vinh người lao động học nghề và tiếp tục ra làm nghề bằng cách tổ chức Ngày Quốc khánh tại trường nghề. Đây là cách khuyến khích, tôn vinh để người lao động thấy giá trị của học nghề.

Thứ hai, đầu tư khoảng 400 triệu USD/trung tâm học nghề (ITE) với 4 trung tâm ITE có mặt khắp quốc gia này.

Thứ ba, Singapore có chính sách kỹ năng nghề tương lai.

Cụ thể, mỗi công dân ở độ tuổi 25 trở lên có thẻ tín dụng để phát triển kỹ năng nghề với khoản tiền có sẵn là 500 đô la Singapore. Nếu người lao động không sử dụng, số tiền này vẫn còn nguyên, nếu được sử dụng, khoản tiền này sẽ được cấp bổ sung để người lao động có điều kiện tiếp tục nâng cao tay nghề.

Cùng với đó, tất cả học sinh khối phổ thông định kỳ mỗi năm 2 lần được đến các ITE học hướng nghiệp để thấy sự đa dạng ngành nghề và nhìn thấy cơ hội nghề nghiệp. Hiện, Singapore đã phát triển vượt trội nhờ lực lượng lao động trực tiếp đầy tính cạnh tranh.

 

Với ưu thế như vậy, Việt Nam sẽ hợp tác với Singapore trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng theo hướng nào, thưa ông?

 

Hiện có 3 hình thức hợp tác phổ biến.

Thứ nhất, thông qua Học viện Lý Quang Diệu, các cán bộ đào tạo nghề được đào tạo, đặc biệt là cấp quản lý, ưu tiên những nội dung về xây dựng chính sách, kế hoạch.

Thứ hai, Singapore giúp Việt Nam xây dựng một số cơ sở đào tạo, điển hình là trường Cao đẳng Việt Nam - Singapore ở Bình Dương.

Thứ ba, hợp tác giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Việt Nam) và Viện Giáo dục kỹ thuật ITE (Singapore). Phía Singapore sẽ cung cấp gói đào tạo năng lực cho cán bộ Việt Nam cùng với mục tiêu chuyển giao công nghệ, chương trình đào tạo hướng tới công nhận lẫn nhau về trình độ nghề giữa 2 nước.

Mục tiêu này không dễ thực hiện, vì trình độ lao động Việt Nam còn có khoảng cách so với trình độ lao động được công nhận tại Singapore. Do vậy, việc đầu tiên là 2 bên sẽ phân tích, đánh giá lại hệ thống đào tạo, khung trình độ của 2 quốc gia, tiêu chí, tiêu chuẩn, đầu ra của lực lượng lao động, từ đó đi đến sự thống nhất trước khi thiết kế các chương trình để công nhận lẫn nhau.

Nếu được Singapore công nhận trình độ nghề, lao động Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn trong hội nhập. Tuy nhiên, công nghệ ở Singapore đang ở trình độ phổ biến là 3.0, 4.0, thậm chí cao hơn, nhưng đa số lao động Việt Nam đang ở trình độ thấp hơn, nên mục tiêu hợp tác này phải tính ở quá trình lâu dài. Trước mắt, một số ngành nghề ưu tiên và có thế mạnh ở một số trường chất lượng sẽ được lựa chọn để hợp tác, sau đó mới nhân rộng.

Đề án Phát triển trường nghề chất lượng cao đã được phê duyệt, với 6 tiêu chí tiếp cận quốc tế. Hiện nay, có 45 trường trong danh sách để lựa chọn 40 trường chất lượng cao và Singapore sẽ là một trong những đối tác ưu tiên trong việc hợp tác, giúp Việt Nam phát triển các trường nghề chất lượng cao.

 

 

Nguồn: Hải Hà

https://baodautu.vn


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Các thông tin khác: