Tin mới nhất
 

HCEET đạt giải Ba tại Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc năm 2022

Ngày 14-10-2022 đã diễn ra Lễ Bế mạc Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc năm 2022. Đoàn Hà Nội đã xuất sắc giành giải Nhì toàn đoàn. Trong số 18/31 mô hình đạt giải của đoàn Hà Nội, HCEET vinh dự đạt giải Ba.


Ngày 14-10-2022 đã diễn ra Lễ Bế mạc Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc năm 2022 tại Vũng Tàu.

 

 

Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc diễn ra tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ ngày 6 đến ngày 14-10. Tổng kết hội thi, có tổng cộng 150 tác giả và nhóm tác giả có thiết bị đoạt giải Nhất, giải Nhì và giải Ba tại Hội thi được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 

Với kết quả toàn đoàn, giải Nhì thuộc về đoàn thành phố Hà Nội với nhiều mô hình thiết bị đào tạo tự làm được đánh giá rất cao về tính ứng dụng trong giáo dục nghề nghiệp. Tham gia hội thi, thành phố Hà Nội đã có sự đầu tư cả về số lượng và chất lượng, khẳng định vị thế dẫn đầu của giáo dục nghề nghiệp Thủ đô.

 

 

Thạc sỹ Bùi Đức Hoàng, giảng viên khoa Điện - Tự động hóa của Nhà trường đại diện nhóm tác giả lên nhận giải từ BTC.

 

 

Hội thi có tổng số 381 thiết bị thuộc 191 cơ sở giáo dục nghề nghiệp của 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dự thi. Hà Nội là địa phương có số thiết bị dự thi nhiều nhất với 31 thiết bị của 19 trường cao đẳng, trung cấp tham gia. Đây là các thiết bị tiêu biểu, được tuyển chọn từ Hội thi thiết bị đào tạo tự làm thành phố Hà Nội năm 2022 (tổ chức tháng 5-2022). Ngay sau khi hội thi cấp thành phố kết thúc, công tác chuẩn bị, chỉnh sửa, nâng cấp và hoàn thiện thiết bị đã được thực hiện tại 19 cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thiết bị được lựa chọn tham dự hội thi toàn quốc.

 

Với 31 mô hình dự thi, Đoàn Hà Nội có 18 mô hình đạt giải. Trong số 18 mô hình đạt giải của đoàn Hà Nội, có mô hình "Trạm tay gấp 3 trục phân loại sản phẩm theo màu sắc ứng dụng công nghệ IoT" phục vụ dạy học của trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội vinh dự đạt giải Ba.

 

 

Trong số 18 mô hình đạt giải của đoàn Hà Nội, mô hình của trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội vinh dự đạt giải Ba.

 

 

Mô hình "Trạm tay gấp 3 trục phân loại sản phẩm theo màu sắc ứng dụng công nghệ IoT" do các giảng viên khoa Điện – Tự động hóa của Nhà trường có giá thành rẻ hơn nhiều so với việc đặt mua trên thị trường.

 

 

Việc tự nghiên cứu, sản xuất thiết bị đào tạo luôn là một trong các nhiệm vụ quan trọng của Nhà trường, nhằm cung cấp thiết bị đào tạo phục vụ hoạt động thực hành, thực tập các môn chuyên ngành.

 

 

Trạm tay gắp robot 3 trục phân loại theo màu sắc ứng dụng công nghệ IoT là loại robot chuyên dụng có độ chính xác và tốc độ cao, được ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, ô tô, xe máy như dùng để bôi keo vào các mạch PCB, bôi mỡ, bôi keo vào các vị trí đa điểm, khó thao tác, biến dạng phức tạp trên hộp số xe máy, bản mạch… Sản phẩm robot 3 trục luôn cập nhật những giải pháp, tiến bộ mới nhất của khu vực và thế giới về robot 3 trục nói riêng và hệ thống robot nói chung để ứng dụng và phục vụ, cải tiến hệ thống sản xuất của các doang nghiệp, công ty nhà máy xí nghiệp. Trạm tay gắp robot 3 trục có thể thay thế con người làm nhiều công việc khác nhau.

 

 

Mô hình "Trạm tay gấp 3 trục phân loại sản phẩm theo màu sắc ứng dụng công nghệ IoT" do các giảng viên khoa Điện – Tự động hóa của Nhà trường được đánh giá rất cao về tính ứng dụng.

 

 

Đối với giáo viên, việc sử dụng mô hình trong giảng dạy giúp dễ dàng tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Với học viên, bài giảng tích hợp không chỉ tạo được sự hứng thú trong học tập, mà còn khiến nội dung truyền tải trở nên dễ hiểu, rút ngắn thời gian học tập...

 

Việc tự nghiên cứu, sản xuất thiết bị đào tạo luôn là một trong các nhiệm vụ quan trọng của Nhà trường, nhằm cung cấp thiết bị đào tạo phục vụ hoạt động thực hành, thực tập các môn chuyên ngành.

 

 

 

 

Ban Giám khảo Hội thi đánh giá cao tính sáng tạo, tính ứng dụng vào thực tiễn của mô hình "Trạm tay gấp 3 trục phân loại sản phẩm theo màu sắc ứng dụng công nghệ IoT" do các giảng viên khoa Điện – Tự động hóa của Nhà trường chế tạo.

 

 

Phong trào xây dựng thiết bị dạy học tự làm được Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội luôn chú trọng quan tâm và đầu tư hàng năm. Phong trào đã thực sự phát huy tính sáng tạo, trí tuệ tập thể trong việc nhân rộng và tự làm các mô hình thiết bị dạy học đưa vào giảng dạy để giảm chi phí, gắn liền thực tế và sát với chương trình đào tạo của Nhà trường, góp phần quan trọng vào việc hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho người học. Thông qua quá trình tự thiết kế, chế tạo thiết bị, mô hình dạy học, đội ngũ giảng viên còn có cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng như nâng cao kỹ năng tay nghề và thực hành thực tế.

 

Một số hình ảnh tại Lễ Bế mạc:

 

 

 

 

Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VII năm 2022 là dịp để các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nghề nghiệp và học sinh, sinh viên các trường dạy nghề trong cả nước thể hiện sự sáng tạo, niềm đam mê nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ để sáng chế và cải tiến thiết bị đào tạo.

 

Bài: Minh Nguyệt

Ảnh: Đoàn dự thi cung cấp

 

 


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Các thông tin khác: