Tin mới nhất
 

Năm 2021: Nhu cầu tuyển mới 815.000 lao động qua đào tạo nghề trọng điểm


Năm 2021, tổng số lao động qua đào tạo nghề trọng điểm có nhu cầu tuyển mới là khoảng 815 nghìn người. Trong đó, nhu cầu tuyển mới lao động có trình độ cao đẳng là cao nhất, tiếp đến là trình độ trung cấp và sơ cấp.

Đây là thông tin đáng chú ý trong kết quả điều tra, khảo sát nhu cầu lao động qua đào tạo nghề nghiệp gắn với việc làm đáp ứng thị trường lao động năm 2019 do Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp – Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thực hiện.

20 nghề có nhu cầu tuyển mới lao động nhiều nhất trong năm 2021

Theo đó, năm 2021, đối với lao động trình độ sơ cấp, nhu cầu tuyển mới nhiều nhất là may thời trang (53.557 người); tiếp đến là kỹ thuật chế biến món ăn (12.914 người); kỹ thuật xây dựng (5936 người);…

Đối với trình độ trung cấp, nhu cầu tuyển mới nhiều nhất là may thời trang (60.913 người); tiếp đến là vận hành máy xây dựng (29.050 người); kỹ thuật chế biến món ăn (27.478 người);…

Đối với trình độ cao đẳng, nhu cầu tuyển mới nhiều nhất là may thời trang (67.624 người); tiếp đến là vận hành máy xây dựng (29.948 người); điện công nghiệp (26.227 người);….

Ngành, nghề trọng điểm là nghề phổ biến, nằm trong danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp; ngành, nghề thế mạnh của nhà trường; ngành, nghề có nhu cầu nhân lực lớn phù hợp với yêu cầu phát triển nhân lực có tay nghề của ngành, địa phương, phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, cạnh tranh quốc gia trong xu thế hội nhập hiện nay;

Đó còn là các ngành, nghề mà trường đã được cấp giấy chứng nhận hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đã thực hiện tuyển sinh đào tạo ít nhất 3 khóa học tính đến ngày 31/12/2016 với quy mô đào tạo tối thiểu 50 học sinh/khóa; ưu tiên cho một số ngành, nghề.

Bao gồm: Những nhóm ngành, nghề về công nghệ, kỹ thuật, nông nghiệp, công nghiệp. Đặc biệt là những ngành, nghề phục vụ trực tiếp của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4;

8 nhóm lĩnh vực ngành, nghề được tự do di chuyển (gồm: nha khoa, điều dưỡng, kỹ thuật, xây dựng, kế toán, kiến trúc, khảo sát và du lịch) theo thỏa thuận trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Các nhóm ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu và nhóm ngành, nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.

Nguồn: Hải Yến

https://nghenghiepcuocsong.vn/


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Các thông tin khác: