Tin mới nhất
 

"Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học, sau đại học ở các lĩnh vực, ngành, nghề mở thêm chuyên ngành đào tạo hoặc cập nhật, bổ sung nội dung đào tạo về chuyển đổi số trong lĩnh vực, ngành, nghề của mình. Đổi mới chương trình đào tạo và tăng chỉ tiêu đào tạo đối với các ngành công nghệ, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ. Chuẩn hóa các chuyên ngành đào tạo gắn với nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế." Đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra đối với hệ thống GDNN tại Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2050" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hôm 28/1/2022 vừa qua.

SV Đại học Công nghệ TPHCM thử sức trong các kỳ thi công nghệ

  • Đào tạo 20.000 kỹ sư, cử nhân, cử nhân thực hành chất lượng cao chuyên ngành công nghệ số trong các trường ĐHCĐ

Ngày 28/1/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 146/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức, phỏ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2050 với quan điểm: Phổ cập kỹ năng số là chìa khóa để người dân được tiếp cận kiến thức, kỹ năng số để cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ số một cách bình đẳng, giúp xây dựng một xã hội số bao trùm và toàn diện. Theo đó mục tiêu và các nhiệm vụ giải pháp được xác định cụ thể cho từng giai đoạn.

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2025: – Lãnh đạo các cấp, các ngành trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận thức sâu sắc về chuyển đổi số để chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Mọi người dân được cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

– 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hàng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số.

– 100% cán bộ chuyên trách chuyển đổi số, công nghệ thông tin hàng năm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công nghệ số và được đánh giá trực tuyến kết quả đào tạo qua Hệ thống đánh giá, sát hạch chuẩn kỹ năng số quốc gia.

– 70% số người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản nắm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.

– 100% các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng được mạng lưới chuyển đổi số đến tận cấp cơ sở với đội ngũ thành viên được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng làm nòng cốt cho tiến trình chuyển đổi số trong các ngành, các cấp.

– Đào tạo được tối thiểu 1.000 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa phương để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

– Hoàn thiện mô hình "Giáo dục đại học số" và thí điểm triển khai mô hình tại một số cơ sở giáo dục đại học. Khuyến khích các trường đại học dân lập tham gia thí điểm triển khai mô hình.

– Đào tạo được 5.000 kỹ sư, cử nhân, cử nhân thực hành chất lượng cao chuyên ngành công nghệ số tại các trường đại học, cao đẳng có thế mạnh trong đào tạo về chuyển đổi số.

– 50% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.

Quá trình hiện đại hóa, tự động hóa nhà máy, công ty đang đòi hỏi lượng lớn nguồn nhân lực có kỹ năng số

 Mục tiêu đến 2030:

– 90% số người dân trong độ tuổi lao động biết đến các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; thành thạo cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.

– Hoàn thiện và mở rộng triển khai mô hình "Giáo dục đại học số" tới tối thiểu 50% các trường đại học công lập trong toàn quốc.

– Đào tạo được 20.000 kỹ sư, cử nhân, cử nhân thực hành chất lượng cao chuyên ngành công nghệ số tại các trường đại học, cao đẳng có thế mạnh trong đào tạo về chuyển đổi số.

– 80% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.

 CÁC NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

  1. Nhóm các nhiệm vụ nâng cao nhận thức về chuyển đổi số
  2. a) Xây dựng các chiến dịch truyền thông số trải rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về chuyển đổi số; thiết lập và phát triển các trang (tài khoản/kênh) trên các nền tảng mạng xã hội; xây dựng Cổng thông tin điện tử chính thức về Chương trình chuyển đổi số quốc gia tích hợp trợ lý ảo tự động trả lời cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp các nội dung liên quan đến chuyển đổi số; sử dụng công nghệ trí tuệ (AI), hệ thống tương tác tự động (chatbot) để thực hiện tuyên truyền tự động.
  3. b) Tổ chức cuộc thi thiết kế bộ nhận diện, khẩu hiệu đẹp, hay, ý nghĩa, hiệu quả truyền thông cao, dễ thể hiện, in ấn, trang trí, trưng bày tại nhiều nơi, trên nhiều phương tiện, chất liệu cho Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
  4. c) Xây dựng, thiết lập và duy trì thường xuyên các chuyên mục, chuyên trang về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa tin, đặt bài, viết bài về chuyển đổi số trên hệ thống báo chí, báo điện tử, trang tin điện tử, diễn đàn trực tuyến; tuyên truyền trên các cổng/trang thông tin điện tử, mạng nội bộ của các cơ quan, tổ chức nhà nước.
  5. d) Sản xuất các chương trình, phim tài liệu, phóng sự, bài hát, trao đổi, đối thoại, chuyên đề chuyên sâu về chuyển đổi số trên hệ thống phát thanh, truyền hình; sản xuất các nội dung tin bài, ảnh, video, clip tạo xu thế về chuyển đổi số để đăng, phát trên các kênh, nền tảng khác nhau và trên các phương tiện thông tin đại chúng…

    Nâng cao nhận thức, truyền cảm hứng đến mọi tầng lớp về chuyển đổi số quốc gia là nhiệm vụ của truyền thông

  6. Nhóm các nhiệm vụ về phổ cập kỹ năng chuyển đổi số
  7. a) Xây dựng Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) về kỹ năng số cho phép người dân truy cập miễn phí để tự học các kỹ năng số. Các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào nội dung, học liệu trên Nền tảng để thực hiện giảng dạy, phổ cập kỹ năng số. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia xây dựng kho học liệu số phù hợp với các tiêu chuẩn trên Nền tảng.
  8. b) Tổ chức các chương trình đào tạo, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan từ trung ương đến cấp xã, trong tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và cơ quan thông tấn, báo chí. Lồng ghép, đưa nội dung nâng cao nhận thức về chuyển đổi số vào chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho người lao động trong tổ chức, doanh nghiệp của mình.
  9. c) Phổ cập kỹ năng số cho người dân qua Nền tảng học trực tuyến mở đại trà, đào tạo theo hướng cá nhân hóa. Phát triển kỹ năng số cho người dân thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ số, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại. Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân được học tập, nghiên cứu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm và công nhận chứng chỉ đào tạo trực tuyến.
  10. d) Hợp tác với các tổ chức có uy tín về đào tạo kỹ năng số trong và ngoài nước để xây dựng các chương trình đào tạo về kỹ năng số.

đ) Xây dựng và thường xuyên cập nhật phương pháp, tiêu chí đo lường kỹ năng số, khoảng cách số phù hợp với thông lệ quốc tế. Hàng năm thực hiện đánh giá và công bố.

Lao động thời kỹ thuật số

  1. Nhóm các nhiệm vụ về phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số
  2. a) Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, công nghệ số cho đội ngũ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác tham mưu chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước đến cấp xã, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
  3. b) Lựa chọn tối thiểu 1.000 cán bộ từ các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương và một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số, công nghệ số, kỹ năng tổng hợp, phân tích dữ liệu số để hỗ trợ ra quyết định phù hợp theo chuyên môn, ngành nghề, lĩnh vực.
  4. c) Hình thành mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số quốc gia trên cơ sở liên kết 1.000 chuyên gia chuyển đổi số với các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước làm việc trong lĩnh vực chuyển đổi số, công nghệ số để gắn kết sức mạnh tri thức, thúc đẩy chuyển đổi số.
  5. d) Xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thí điểm mô hình "Giáo dục đại học số" tại một số trường đại học phù hợp. Xây dựng, ban hành Bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cơ sở giáo dục đại học.

đ) Tổ chức đào tạo giáo viên dạy các hoạt động giáo dục liên quan đến tin học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, kỹ thuật và nghệ thuật trong các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông về phương pháp STEM/STEAM.

  1. e) Tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên chuyên ngành công nghệ số như công nghệ trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, tài chính số, kinh doanh số, truyền thông số,… Tổ chức đào tạo bổ sung, cập nhật các kiến thức, kỹ năng số cho giảng viên đại học, nhất là giảng viên các chuyên ngành kinh tế và xã hội.
  2. g) Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học, sau đại học ở các lĩnh vực, ngành, nghề mở thêm chuyên ngành đào tạo hoặc cập nhật, bổ sung nội dung đào tạo về chuyển đổi số trong lĩnh vực, ngành, nghề của mình. Đổi mới chương trình đào tạo và tăng chỉ tiêu đào tạo đối với các ngành công nghệ, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ. Chuẩn hóa các chuyên ngành đào tạo gắn với nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.
  3. h) Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình STEM/STEAM trong giáo dục phổ thông với lộ trình triển khai cụ thể. Trong đó, ưu tiên triển khai thí điểm ở các thành phố trực thuộc trung ương và một số địa phương trước khi nhân rộng quy mô toàn quốc.
  4. i) Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình "Học từ làm việc thực tế", trong đó cơ quan nhà nước có vai trò dẫn dắt, liên kết các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đào tạo với doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu thực tế và đặt hàng của doanh nghiệp. Xây dựng và tổ chức triển khai các nền tảng số kết nối các cơ sở giáo dục, đào tạo với các doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, thúc đẩy học từ làm việc thực tế; đào tạo và đào tạo lại kỹ năng số cho người lao động thích ứng với thị trường lao động, kết nối cung cầu thị trường lao động.
  5. k) Triển khai mạng lưới hệ thống thư viện điện tử, các nền tảng tài nguyên giáo dục mở; thí điểm xây dựng và triển khai chương trình sách giáo khoa mở cho phép học sinh, sinh viên truy cập trực tuyến miễn phí phục vụ học tập, tra cứu thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận kiến thức của các đối tượng yếu thế trong xã hội, tiết kiệm chi phí in ấn hàng năm.
  6. l) Xây dựng và định kỳ hàng năm công bố báo cáo dự báo về nhu cầu thị trường nhân lực và tương lai nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử – viễn thông, an toàn thông tin mạng tại Việt Nam để có giải pháp đào tạo phù hợp; cập nhật xu thế và giới thiệu về một số ngành, nghề mới yêu cầu các kỹ năng mới.

NHIỆM VỤ CỦA BỘ LĐ-TB&XH TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

  1. a) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo đội ngũ giáo viên chuyển đổi số, công nghệ số và mở thêm các ngành đào tạo hoặc cập nhật, bổ sung nội dung đào tạo về chuyển đổi số, công nghệ số trong các chuyên ngành đào tạo hiện có.
  2. b) Truyền thông cho các tầng lớp lao động dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi chuyển đổi số trong xã hội để kịp thời cập nhật thông tin, kiến thức nhằm nâng cao khả năng thích ứng với môi trường mới.
  3. c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình "Học từ làm việc thực tế".
  4. d) Xây dựng và tổ chức triển khai các nền tảng số kết nối các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, thúc đẩy học từ làm việc thực tế; đào tạo và đào tạo lại kỹ năng số cho người lao động, kết nối cung cầu thị trường lao động.

đ) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Khung phổ cập kỹ năng số quốc gia, Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) về kỹ năng số và Hệ thống đánh giá, sát hạch chuẩn kỹ năng số quốc gia.

Xây dựng và định kỳ hàng năm công bố báo cáo dự báo về nhu cầu thị trường nhân lực và tương lai nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử – viễn thông, an toàn thông tin mạng tại Việt Nam

 Thùy Linh

Nguồn:  https://nghenghiepcuocsong.vn/


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Các thông tin khác: