HỘI THẢO “DI CƯ LAO ĐỘNG CHÂU ÂU VÀ CƠ HỘI CHO LAO ĐỘNG VIỆT NAM”

HỘI THẢO “DI CƯ LAO ĐỘNG CHÂU ÂU VÀ CƠ HỘI CHO LAO ĐỘNG VIỆT NAM”

Hội thảo được tổ chức trực tiếp cùng với sự tham gia trực tuyến của 200 thành viên đến từ Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam trên toàn quốc .

Toàn cảnh Hội thảo

 

Sáng ngày 8/8, tại Trường Cao đẳng Điện tử – Điện lạnh Hà Nội, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam phối hợp với Cục Quản lý Lao động Ngoài nước; Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH) cùng với các Cơ sở đào tạo nghề, Doanh nghiệp và đại diện các Tổ chức quốc tế đã tổ chức thành công Hội thảo “Di cư lao động châu Âu và cơ hội cho lao động Việt Nam”.

 

 

Ts. Phan Sỹ Nghĩa, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và CTXH VN phát biểu khai mạc Hội thảo.

 

Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là “chiến lược quan trọng, lâu dài nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập, phân công lại lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ và góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”. Thực tế, trong nhiều năm qua hoạt động này đã thu được nhiều kết quả quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh đất nước đến cộng đồng quốc tế, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.

 

 

Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước trình bày tham luận: “Tình hình đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại một số nước khu vực châu Âu giai đoạn 2018 – nay”.

 

 

Để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của công tác này, bên cạnh việc duy trì và mở rộng các thị trường truyền thống, cần đẩy mạnh phát triển các thị trường mới, ưu tiên thị trường châu Âu. Đây là thị trường có điều kiện làm việc tốt, thu nhập cao nhưng khó tiếp cận và điều kiện tiếp nhận cao.

Với sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, đại diện các cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và đối tác châu Âu tham dự trực tiếp và trực tuyến, Hội thảo “Di cư lao động châu Âu và cơ hội cho lao động Việt Nam” trở thành cầu nối mang đến những thông tin cần thiết nhằm giải đáp các vấn đề đang là mối quan tâm của lao động trên cả nước.

 

 

PGS. TS Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN nói về vấn đề giáo dục nghề nghiệp và định hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động châu Âu tại Hội thảo.

 

 

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, cán bộ Chương trình Cấp cao Chương trình PAM – GIZ, trình bày tham luận “Điều kiện và cơ hội cho lao động Việt Nam sang Đức” và chia sẻ về chương trình PAM.

 

 

Bà Nguyễn Thị Mai Thuỷ, Điều phối viên Dự án quốc gia về Lao động di cư, Tổ chức Lao động Quốc tế – ILO tại Việt Nam, trình bày tham luận “Quyền của người lao động di cư”.

 

 

Bà Nguyễn Hồng Ngọc Lam, Phòng thương mại và Công nghiệp Đức (AHK) tại Việt Nam, trình bày tham luận: “Cơ hội làm việc tại Đức và Tư vấn nhận bằng tại Đức”.

 

 

Ts. Trần Xuân Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện tử – Điện lạnh Hà Nội thông qua tham luận: “Mô hình đào tạo lao động Đức tại Trường Cao đẳng Điện tử – Điện lạnh Hà Nội” mong muốn các cơ quan quản lý, các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ Nhà trường để mô hình này đạt hiệu quả cao nhất.

 

Nhận thấy Đức là một trong những nền kinh tế lớn và phát triển ở châu Âu, có nhu cầu lớn về nguồn lao động chất lượng cao. Trường Cao đẳng Điện tử – Điện lạnh Hà Nội đang triển khai mô hình đào tạo hướng tới thị trường lao động Đức. Đây là mô hình đào tạo chuyên sâu và đa chiều, tập trung vào việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết cho người lao động để thành công khi làm việc tại Đức. Duy trì và nâng cao mô hình này chắc chắn là bước đi đúng đắn và tiên phong trong việc đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

 

 

Đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm tại Trường Cao đẳng Điện tử – Điện lạnh Hà Nội.

 

Trung tâm TS&TT